Trà – Thức uống mát khỏe từ thiên nhiên

Những người có thói quen uống trà thảo mộc có thể đã không để ý đến những lợi ích của trà mang lại. Nhiều ý kiến gần đây cho rằng trà thảo mộc có tác dụng tốt đối với sức khỏe chứ không đơn thuần chỉ là nhu cầu thưởng thức.

Trong cái nóng của mùa hè, không có gì tốt hơn khi có một cốc trà có đá để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, việc lựa chọn đúng loại trà là rất quan trọng, vì các loại trà khác nhau có chức năng và các đặc tính khác nhau.

Được sự tài trợ của bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), các nhà khoa học gồm Diane McKay và Jeffrey Blumberg thuộc Trung tâm Nghiên cứu dinh dưỡng Cao niên tại trường đại học Tufts ở Boston, Massachusetts đã tìm ra các bằng chứng khoa học về tác dụng có lợi cho sức khỏe của một số loại trà thảo mộc phổ biến ở Mỹ, điển hình là trà hoa cúc (chamomile tea), trà bạc hà (peppermint tea) và trà hoa dâm bụt (hibiscus tea)…

Trà bạc hà

 

Những thí nghiệm trên động vật đã cho thấy trà bạc hà có tác dụng gây tê và giảm đau ở hệ thống thần kinh trung ương. Họ cũng đưa ra các bằng chứng về hoạt tính kháng khuẩn và kháng virut khi tiến hành nghiên cứu trong ống nghiệm, hoạt tính chống oxy hóa mạnh, ức chế khối u và tiềm năng chống dị ứng của trà bạc hà. Các tác giả không tìm thấy có nghiên cứu trên người về tác dụng của trà bạc hà với sức khỏe, tuy nhiên đã có một vài phân tích bàn luận về tác dụng của dầu bạc hà.

Trà bạc hà là một loại được yêu thích đối với nhiều người uống trà, đặc biệt là khả năng làm tăng sự khoan khoái và tươi trẻ. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì mà nó có thể làm. Nó có thể làm da mềm mại, làm giảm đầy hơi bụng, mát cơ thể, chữa cảm lạnh và giảm đau, kể cả đau răng. Bạn có thể làm trà bạc hà tươi ở nhà bằng cách nghiền lá bạc hà tươi và đổ thêm nước nóng vào.

Trà chanh

Loại Trà chanh mà chúng tôi đang nói đến không phải là đồ uống lấy từ vòi mà bạn thấy ở các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh. Bạn có thể làm một phiên bản trà chanh khác bằng cách hoặc ép lấy nước cốt chanh hoặc cắt chanh thành lát mỏng vào một cốc nước, rồi thêm mật ong hoặc đường cho vừa vị.

Chanh có thể mang lại sự sáng bóng và tính đàn hồi cho da và thậm chí làm cho da thêm khỏe khoắn. Bạn có thể coi nó như một cách điều trị tại chỗ tự nhiên. Cần lưu ý rằng chỉ có nước chanh mới có tác dụng này, trong khi vỏ của nó lại có tác dụng theo hướng ngược lại, nó làm tăng sắc tố. Do đó một số người uống trà thường gọt bỏ vỏ trước khi cắt chanh.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc được biết đến như một loại đồ uống có tác dụng an thần, giúp ngủ tốt và thư giãn. Mặc dù chưa có các kết quả thí nghiệm lâm sàng trên người giải thích cho tác dụng an thần nhưng các nhà nghiên cứu đã đưa một tài liệu đánh giá về những phát hiện khác ngoài tác dụng này, các bằng chứng dựa trên việc thử nghiệm trong ống nghiệm về hoạt tính kháng khuẩn trung bình và khả năng ngăn ngừa các tiểu cầu vón cục hình thành máu đông của trà hoa cúc.

Trà hoa cúc là một lựa chọn phổ biến cho những người uống trà trên thế giới. Hoa cúc có tác dụng làm dịu tâm trí, cho phép thư giãn và giảm căng thẳng. Không giống như cà phê và các loại trà có chứa caffeine, trà hoa cúc tự nhiên không chứa caffein và nó còn giúp cho người uống ngủ ngon. Nó cũng có hiệu quả để chống mất ngủ dài hạn thông qua làm thư giãn tâm trí và làm cơ thể thoải mái.

Trà gừng

Trong khi gừng không phải là một hương vị yêu thích cho một số người, nhưng trà gừng là một phương thuốc tự nhiên để chống lại một số bệnh. Với đầy đủ các khoáng chất và chất chống oxy hóa, gừng làm giảm căng thẳng với hương thơm thư giãn của nó, chống lại các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh và ho, tăng cường khả năng miễn dịch, và có đặc tính kháng viêm, có thể rất hữu ích cho những người bị bệnh viêm khớp.

Bạn có thể làm trà gừng ở nhà bằng cách cạo vỏ (hoặc cũng có thể đem rửa sạch) và cắt lát gừng thành những miếng nhỏ, đổ nước sôi vào các miếng gừng, và thêm mật ong hoặc đường cho vừa vị.

Trà hoa dâm bụt

Trong một nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí Tạp chí Cao Huyết áp, trà hoa dâm bụt đã có tác dụng hạ huyết áp với những bệnh nhân tiểu đường type 2 và được so sánh với trà đen. Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác so sánh trà hoa dâm bụt với thuốc hạ huyết áp lisinopril và captopril. Kết quả cho thấy trà hoa dâm bụt có tính lợi tiểu bên cạnh những tác dụng khác giống như của hai loại thuốc trên trong việc chuyển hóa angiotensin (một loại protein gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp) ở thận

VinaOrganic Tổng hợp

[sc:Address]

Chia sẻ ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *