Những giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe từ cùi dừa

Cơm dừa hay cùi dừa là tên gọi khác nhau của phần cùi thịt của quả dừ, có màu trắng và là phần có thể ăn được của quả dừa. Cùi dừa ăn ngon, hơi ngọt và thường béo nhưng không quá ngậy, ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Ngoài ra, cùi dừa còn được sử dụng chế biến thành dầu dừa, bột cốt dừa, dừa đông lạnh, dừa sấy giòn…

Giá trị dinh dưỡng từ cùi dừa

Không chỉ nước dừa mà cùi dừa cũng chứa nhiều dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe con người.

  • Lượng kalo dồi dào, mỗi 100g cùi dừa non sẽ có 354 đơn vị kalo.
  • Cacbohydrat: đường và chất xơ thực phẩm.
  • Chất béo: Chất béo bão hòa, không bão hòa đơn, không bão hòa đa.
  • Chất đạm
  • Các loại vitamin: B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin C.
  • Chất khoáng: Canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm.

Tác dụng của cùi dừa

Cùi dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và các chất có trong nó giúp ích nhiều cho sức khỏe cũng như hỗ trợ con người trong việc điều trị một số căn bệnh phổ biến.

Cung cấp chất xơ, tốt cho tim mạch

Cơm dừa rất giàu chất xơ, khi ăn dừa, chất xơ hấp thụ vào cơ thể giúp loại bỏ được nhiều cholesterol xấu gây những bệnh về tim mạch như huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp,…

Tăng cường chức năng não bộ

Các dưỡng chất trong cùi dừa giúp bộ não được chăm sóc, giảm thiểu nguy cơ tiến triển của bệnh mất trí nhớ Alzheimer, cải thiện sự minh mẫn, an thần, tăng cường sự tập trung, tỉnh táo.

Ngăn ngừa vô sinh ở nam giới

Ít ai biết rằng, cùi dừa có thể giúp ngăn ngừa chứng vô sinh của phái mày râu nhờ lượng chất khoáng dồi dào trong thành phần dinh dưỡng của nó. Ăn cùi dừa giúp sản sinh selen cho đàn ông.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn cùi dừa có thể giúp chúng ta ngăn ngừa nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, thành ruột, viêm đau đường ruột do vi khuẩn,… Cùi dừa non ăn khá an toàn, ít khi xả ra tác dụng phụ.

Phòng chống ung thư

Nhiều chất dinh dưỡng có trong cùi dừa giúp cơ thể chống lại các tế bào gây bệnh ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài ra nó còn bổ sung chất sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu.

Lưu ý khi sử dụng cùi dừa

Mặc dù dầu thực vật nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa (dầu dừa, nước cốt dừa) được xếp vào loại thực phẩm giàu chất béo (1g chất béo cho 9 Kcalo) nhất. Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axít béo no cao, khi vào cơ thể, sự chuyển hóa của chất béo này sẽ gây hại cho tim mạch. Vì vậy, không nên uống nhiều nước cốt dừa hay ăn quá nhiều cùi dừa. Bớt dùng nước cốt dừa có thể giúp làm giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường loại 2.

Ngọc Mai VinaOrganic Tổng hợp.

Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

VINAORGANIC CO.,LTD
HCM: 86 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
HN: 67 LK Lacasta, KĐT Văn Phú, P. Phú La, Q. Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline/Zalo: 0975.299798 - 0938.299798
Phản ánh dịch vụ: 0936.224798
Email: Lienhe@VinaOrganic.com
Youtube: youtube.com/@VinaOrganic
Tiktok: tiktok.com/@vinaorganic

Chia sẻ ngay!

Có 3 lượt bình luận

  • Hạc Trả lời

    Cùi dừa tốt cho tim mạch hay không, nói vòng vo, đâu là đúng!!!

    1 Tháng Một, 2021 lúc 14:49
    • Kiều phạm Trả lời

      Ăn cùi dừa non thì tốt cho tim mạch. Nhưng khi ăn cùi dừa già thì hàm lượng chất béo cao. Vì vậy nên Ko tốt cho tim mạch và típ thừa cân. Tiểu đường

      1 Tháng Mười Một, 2023 lúc 08:13
  • Bình Trả lời

    Trên thỉ nói tốt cho tim dưới lại bảo gây hại. Trong 1 bài ngắn mà thiếu logic vậy thì thuyết phục được ai?

    29 Tháng Mười, 2020 lúc 18:01

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *