Nguồn dinh dưỡng quý giá của Rau mầm

Hiện nay, trước tình trạng mất an toàn vệ sinh của các loại rau củ, nhiều người đã chọn cho mình phương thức tự trồng hoặc mua rau mầm. Rau mầm được đánh giá là sạch nhất, có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau bình thường. Cụ thể, lượng dinh dưỡng trong 50 gam rau mầm tương đương với lượng dinh dưỡng trong 200 gam rau bình thường.

1. Rau mầm là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng quý giá

Theo nhiều nghiên cứu, trong rau mầm cũng có chứa rất nhiều loại amino axit, vitamin (B, C, E, A…) với hàm lượng cao. Ngoài ra, rau mầm còn rất giàu chất xơ cùng chất khoáng, là những chất cần thiết cho cơ thể.

Đơn cử, trong rau mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Đây cũng là một nguồn cung cấp dồi dào carotene, chlorophyl, đạm dễ tiêu. Tương tự, trong giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ và 21-28 % protein.

Rau mầm đầu tiên được con người phát hiện ra và vẫn tồn tại đến ngày nay đó là giá đỗ ( giá đậu xanh). Hiện nay rau mầm được phát triển thêm từ nhiều nguồn hạt giống khác nhau, rau mầm trở thành loại thực phẫm sạch an toàn phục vụ đời sống con người trên khắp thế giới.

2. Rau mầm là loại rau thuốc giúp con người phòng trừ bệnh tật

Nhờ trong rau mầm có chứa nhiều vitamin A, C, E, Caroten…là những chất chống oxy hóa hữu hiệu giúp giải độc cơ thể tăng sức đề kháng cho người dùng, đồng thời bồi bổ sức khỏe và gia tăng tuổi thọ.

Rau mầm cũng có chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày. Nó cũng có chứa nhiều men kích thích tăng trưởng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol thừa trong máu.

Cũng nhờ giàu các vitamin, rau mầm còn có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn. Nguồn vitamin E và vitamin C dồi dào trong rau mầm giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy, hầu như tất cả các loại ra mầm (nhất là rau mầm củ cải trắng, bông cải xanh) đều có chứa chất glucosinonates (GSL). Khi nhai trong miệng, chất này sẽ biến thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. Tuy nhiên chất GSL chỉ có nhiều trong rau mầm và ít dần khi cây lớn.

Ngoài ra, chất antioxidants trong rau mầm giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những hóa chất phóng xạ và độc hại từ môi trường. Đồng thời, hai hoạt chất là phytoestro-genistein và daidzein trong giá đỗ có nhiều hơn hàng chục lần so với hạt đậu tương là các nội tiết tố cho sinh dục nữ và làm đẹp cho nữ giới.

Một nghiên cứu đã chứng minh, chất chống oxy hóa sulphoraphanes trong mầm bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu được công bố vào 4/2012 của “Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng cho biết sulphoraphanes cũng có khả năng làm giảm kháng insulin và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường.

Cùng với đó, theo nghiên cứu của Đại học Davis, California, trong hạt lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch nảy mầm chứa ít hơn protein gluten. Hạt nảy mầm cũng chứa các enzyme phytase có thể ngăn cơ thể hấp thu kim loại nặng.

3. Rau mầm có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú

Rau mầm có thể chế biến thức ăn với nhiều hình thức khác nhau như: rau ăn sống, rau trộn gỏi, rau nấu canh,…tùy loại hạt mầm mà có những loại rau mầm cho hương vị đặc trưng khác nhau. Ví dụ: rau mầm củ cải cho vị cay nồng, hạt đậu cho rau mầm vị ngọt bùi…

4. Rau mầm dễ trồng nhanh thu hoạch sản phẩm rau sạch an toàn

Rau mầm là loại rau sạch có thời gian sản xuất nhanh thu nhất, chỉ cần 5-7 ngày hoặc dài nhất từ 10-12 ngày gieo hạt. Kỹ thuật trồng rau mầm rất đơn giản ai ai cũng có thể thực hiện được.

Trồng rau mầm tại nhà thích hợp với người cao tuổi vừa giúp thư giãn, giảm stress cho người dân thành thị đồng thời mang lại hiệu quả cao về kinh tế cũng như lợi ích cho sức khỏe người trồng.

Tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện rau mầm- xu hướng ẩm thực mới cho cuộc sống hiện đại. Rau mầm là hình thức rau an toàn có thể được trồng tại nhà, với rất nhiều ưu điểm:

+ Trồng rau mầm không cần đất, không sử dụng phân bón thuốc BVTV mà chỉ cần dụng cụ phù hợp giúp duy trì độ ẩm cho hạt thì trong 5-7 ngày tưới nước đầy đủ là có thể thu hoạch sản phẩm rau mầm cho gia đình.

+ Giá trị dinh dưỡng của loại rau này cao gấp 3-5 lần so với rau thông thường, năng lượng thấp, lành mạnh, phù hợp cả với những người có chế độ ăn kiêng.

+ Rau mầm đa dạng với nhiều chủng loại (như giá đỗ, củ cải trắng, củ cải đỏ, đậu Hà Lan, rau muống…) và các cách chế biến (trộn salad, kẹp sandwich, luộc, xào, nấu lẩu, nấu cháo cho bé…)

+ Không tốn nhiều diện tích: các gia đình có thể tận dụng mọi không gian trong nhà (như hiên, góc nhà…) hoặc để trang trí tạo không gian xanh, giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc.

Tuy nhiên, các bạn cũng lưu ý  vì nguy cơ ngộ độc rau mầm cũng có thể xảy ra

Nguy cơ ngộ độc rau mầm có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên không nên ăn rau mầm của những loại này.

Hơn nữa, hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau bị nhiễm khuẩn cũng là đương nhiên.

Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.

Sau đây là cách lựa chọn và sử dụng an toàn

Khi chọn mua rau mầm nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Không mua những hộp rau có màu sắc lạ hay lá đã ngả vàng, thân, lá rau to xanh bất thường và quá bóng mượt hoặc gốc mọc ra rễ mới (điều này chứng tỏ rau có độc tố bảo quản). Rau mua về nên sử dụng ngay nếu cần bảo quản phải để trong hộp nhựa hoặc nilon khô ráo, thoáng khí ở nhiệt độ 4 – 5 độ C, tối đa 3 – 4 ngày.

Trước khi sử dụng nên rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ các nguy cơ, sau đó ngâm thêm trong nước muối loãng 10 – 15 phút để loại bỏ hóa chất. Rau mầm tốt nhất là được nấu chín, hạn chế ăn sống, nhất là đối với người già, trẻ em và người miễn dịch yếu càng không nên ăn sống loại rau này.

[sc:Address]

Tổng Hợp

 

Chia sẻ ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *